Người dân TP.HCM sinh đủ 2 con sẽ được hỗ trợ mua nhà?
TP.HCM đang ‘theo đuổi’ các chính sách hỗ trợ toàn diện cho các cặp vợ chồng, như hỗ trợ viện phí cho các cặp vợ chồng ở lần sinh con thứ 2 và hỗ trợ mua nhà ở xã hội 1 lần đối với các cặp vợ chồng sinh đủ 2 con. DIỆT MỐI VÀO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN
© HOÀNG LỘC thực hiện Cha mẹ đưa hai con đi chơi diều thật hạnh phúc – Ảnh: T.T.D.
TP.HCM đang ở trong nhóm 21 tỉnh thành có tổng tỉ suất sinh thấp nhất cả nước. Thống kê cho thấy năm 2020 tổng tỉ suất sinh của một người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở thành phố là 1,53 con, có xu hướng tăng hơn năm 2019 (1,39 con) nhưng chưa thoát khỏi báo động về mức sinh thấp.
Có thể nói chưa lúc nào các cặp vợ chồng, đặc biệt ở các đô thị lớn, lại “sợ đẻ” như hiện nay. Các chuyên gia về dân số đánh giá nếu quá trình này tiếp tục diễn ra sẽ là thảm họa trong tương lai…
Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông PHẠM CHÁNH TRUNG – chi cục trưởng Chi cục Dân số và kế hoạch hóa gia đình TP.HCM – nói: “Tại TP.HCM hiện nay xu hướng sinh ít con của các cặp vợ chồng đã rất phổ biến”.
Đảng viên sinh con thứ 3 có bị xử phạt không?
Quyết định 94 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu kỷ luật mức cảnh cáo với đảng viên sinh con thứ 3, khai trừ đảng viên sinh con thứ 4. Tuy nhiên năm 2013 được “nới lỏng”, quy định chỉ khiển trách đảng viên nếu sinh con thứ 3, cảnh cáo nếu sinh con thứ 4 và bị khai trừ khỏi Đảng nếu sinh con thứ 5.
Mới đây, các chuyên gia dân số – kế hoạch hóa gia đình có đề nghị từng bước sửa đổi các quy định hiện có, theo hướng không xử phạt đảng viên sinh con thứ 3, thứ 4 nếu họ mong muốn có con, tự đảm bảo được việc nuôi dạy con tốt.
Ngoài ra trong quá trình xây dựng dự thảo Luật dân số, một số chuyên gia đề nghị bổ sung nội dung mỗi cặp vợ chồng được quyền quyết định số con, hoặc cân nhắc việc sửa đổi cho phép sinh con thứ 3 tại các vùng có mức sinh thấp; không xem xét hình thức kỷ luật, giảm mức đánh giá thi đua hằng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 trở lên.
Các nước có nhiều chế độ khi sinh con
© HOÀNG LỘC thực hiện Nhiều nước khuyến khích các gia đình sinh nhiều con để cứu vãn dân số già – Ảnh: psypost.org
Ở Singapore các cặp vợ chồng đều làm việc nhiều giờ ở văn phòng, chung cư và sân chơi cho trẻ nhỏ hẹp. Để giải quyết một phần vấn đề, Singapore có chính sách tăng thời gian nghỉ thai sản và giảm thuế nhiều hơn cho các gia đình đông con. Chính phủ còn trợ cấp cho các công ty cho phép nhân viên làm việc linh hoạt, như làm việc từ xa để họ có nhiều thời gian cho gia đình.
Tại Nhật Bản, Hạ viện thông qua Luật nghỉ phép chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi khuyến khích nam giới nghỉ phép tối đa 4 tuần để chăm sóc gia đình khi vợ sinh con.
Nam giới Nhật Bản được đăng ký nghỉ phép tối đa 4 tuần, có thể chia thành 2 đợt để chăm sóc vợ sinh con. Họ được hưởng 67% lương trong thời gian nghỉ, do bảo hiểm chi trả. Luật cũng khuyến khích các doanh nghiệp linh hoạt bố trí thời gian làm việc của nhân viên nghỉ việc tạm thời để chăm sóc vợ con cũng như sắp xếp nhân sự làm thay. Các doanh nghiệp có quy mô trên 1.000 nhân viên phải công bố số liệu về tỉ lệ nam nhân viên nghỉ phép chăm sóc vợ sinh con.
Hàn Quốc có một loạt các chính sách chi mạnh và sáng tạo để khuyến khích các gia đình sinh thêm con khi tỉ lệ sinh con ở nước này chỉ còn khoảng 0,8 vào năm 2021. Năm 2010, Bộ Y tế Hàn Quốc yêu cầu các cơ quan công sở ngừng làm việc từ 19h30 thứ tư của tuần thứ ba hằng tháng “để thúc đẩy sinh sản và chăm sóc con cái”.
Nước này có nhiều chính sách khác như tặng 275 USD/tháng cho tất cả trẻ em sinh từ năm 2022, tiền trợ cấp này sẽ tăng dần lên 457 USD vào năm 2025. Các cặp vợ chồng có con dưới 12 tháng tuổi mỗi người có thể được nhận tối đa 2.741 USD trong tiền lương tháng nếu cả hai cùng nghỉ làm 3 tháng để chăm sóc con cái.
Nhiều nước có ngày nghỉ quốc gia với nhiều tên gọi khác nhưng mục đích là để các đôi bạn trẻ được ngừng làm việc, nghỉ ngơi, đi du lịch, hâm nóng tình cảm với hy vọng từ đó xã hội sẽ có thêm nhiều em bé.
Các chuyên gia cho rằng để tăng tỉ lệ sinh một cách thực tế, các chính phủ cần tạo điều kiện để phụ nữ có thể dung hòa giữa công việc và gia đình. Họ cần có nhà ở và giáo dục cho trẻ phát triển tốt nên các chương trình phù hợp không chỉ là tiền, mà là những thứ như nhà trẻ để trẻ phát triển còn cha mẹ thì tự tin là họ có thể trở lại công việc.
“Nếu không thể làm điều này, phụ nữ sẽ không dám sinh con” – ông Steven Philip Kramer, giáo sư tại Đại học Quốc phòng quốc gia Mỹ, nhận định.
HỒNG VÂN
TP HCM cảm ơn Quân đội hỗ trợ chống Covid-19
Ông Nguyễn Văn Nên đại diện Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM trao thư cảm ơn đến Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng.
Chiều 28/10, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng và Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì hội nghị trao đổi kết quả phối hợp phòng, chống Covid-19.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM, ông Nên cảm ơn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo các lực lượng của quân đội thành lập nhiều bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, trực tiếp giúp nhân dân thành phố chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Ông Nên khẳng định đây là sự ủng hộ, chi viện “chí tình, chí nghĩa, với trách nhiệm cao nhất, sẵn sàng nhất” của các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.
Bí thư Thành ủy TP HCM phát biểu tại hội nghị trao đổi kết quả phối hợp phòng, chống dịch Covid-19 với Bộ Quốc phòng chiều 28/10. Ảnh: Khôi Vĩ
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ có mặt khắp nơi, từ thực hiện công tác y tế trong phòng, chống dịch đến bảo đảm an sinh, xã hội… được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Hiện TP HCM đã vượt qua giai đoạn khốc liệt nhất của đại dịch, nhưng đánh giá dịch có thể còn quay trở lại, ông Nên mong Bộ Quốc phòng tiếp tục sẵn sàng hỗ trợ thành phố khi cần thiết; đồng thời giúp Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố trong thời gian thích ứng linh hoạt với tình hình mới.
Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Bộ Quốc phòng đã và luôn sẵn sàng các phương án hỗ trợ TP HCM ứng phó với dịch Covid-19. Chính sự kề vai sát cánh quân dân đã tạo điều kiện đẩy lùi dịch bệnh. Dù hoàn cảnh nào, quân đội cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ TP HCM và các địa phương khi có yêu cầu.
Đại tướng Phan Văn Giang chia sẻ quân đội sẵn sàng hỗ trợ TP HCM chống dịch. Ảnh: Khôi Vĩ
Trong cao điểm đợt dịch thứ tư, quân đội đã huy động trên 30.000 quân nhân, hơn 98.000 dân quân tự vệ cùng 2.000 y bác sĩ và học viên quân y, chia làm 5 mũi đồng hành với TP HCM chống dịch từ 23/8. Trong đó, quân y tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại 6 bệnh viện và cơ sở dã chiến; triển khai 530 tổ quân y cơ động với 1.590 người làm nhiệm vụ chăm sóc, tư vấn sức khỏe, cấp cứu, chuyển viện cho F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng.
Bộ đội và dân quân tự vệ còn tham gia canh trực chốt kiểm soát, giữ gìn trật tự, duy trì quy định phòng dịch; thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh, giúp dân tại khu phong tỏa, cách ly; vận chuyển hàng hóa cứu trợ người khó khăn, yếu thế…
Ngoài ra, hơn 400 quân nhân được chia thành 33 đội trên các quận, huyện, TP Thủ Đức lo hậu sự, tiếp nhận, tạm thờ cúng, chuyển tro cốt người tử vong vì Covid-19 đến từng gia đình với tinh thần “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Trải qua hơn 120 ngày giãn cách với nhiều cấp độ, TP HCM bắt đầu mở cửa từ ngày 1/10. Đến nay, TP HCM ghi nhận hơn 428.000 ca Covid-19, còn 10.988 bệnh nhân đang điều trị.
TP HCM cảm ơn Quân đội hỗ trợ chống Covid-19
TP HCM cảm ơn Quân đội hỗ trợ chống Covid-19 Ông Nguyễn Văn Nên đại diện Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM trao thư cảm ơn đến Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng.
Chiều 28/10, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng và Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì hội nghị trao đổi kết quả phối hợp phòng, chống Covid-19.
Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP HCM, ông Nên cảm ơn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo các lực lượng của quân đội thành lập nhiều bệnh viện dã chiến truyền nhiễm, trực tiếp giúp nhân dân thành phố chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Ông Nên khẳng định đây là sự ủng hộ, chi viện “chí tình, chí nghĩa, với trách nhiệm cao nhất, sẵn sàng nhất” của các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.
© Được VnExpress cung cấp Bí thư Thành ủy TP HCM phát biểu tại hội nghị trao đổi kết quả phối hợp phòng, chống dịch Covid-19 với Bộ Quốc phòng chiều 28/10. Ảnh: Khôi Vĩ
Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, hình ảnh cán bộ, chiến sĩ có mặt khắp nơi, từ thực hiện công tác y tế trong phòng, chống dịch đến bảo đảm an sinh, xã hội… được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Hiện TP HCM đã vượt qua giai đoạn khốc liệt nhất của đại dịch, nhưng đánh giá dịch có thể còn quay trở lại, ông Nên mong Bộ Quốc phòng tiếp tục sẵn sàng hỗ trợ thành phố khi cần thiết; đồng thời giúp Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố trong thời gian thích ứng linh hoạt với tình hình mới.
Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Bộ Quốc phòng đã và luôn sẵn sàng các phương án hỗ trợ TP HCM ứng phó với dịch Covid-19. Chính sự kề vai sát cánh quân dân đã tạo điều kiện đẩy lùi dịch bệnh. Dù hoàn cảnh nào, quân đội cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ TP HCM và các địa phương khi có yêu cầu.
© Được VnExpress cung cấp Đại tướng Phan Văn Giang chia sẻ quân đội sẵn sàng hỗ trợ TP HCM chống dịch. Ảnh: Khôi Vĩ
Trong cao điểm đợt dịch thứ tư, quân đội đã huy động trên 30.000 quân nhân, hơn 98.000 dân quân tự vệ cùng 2.000 y bác sĩ và học viên quân y, chia làm 5 mũi đồng hành với TP HCM chống dịch từ 23/8. Trong đó, quân y tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19 tại 6 bệnh viện và cơ sở dã chiến; triển khai 530 tổ quân y cơ động với 1.590 người làm nhiệm vụ chăm sóc, tư vấn sức khỏe, cấp cứu, chuyển viện cho F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng.
Bộ đội và dân quân tự vệ còn tham gia canh trực chốt kiểm soát, giữ gìn trật tự, duy trì quy định phòng dịch; thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an sinh, giúp dân tại khu phong tỏa, cách ly; vận chuyển hàng hóa cứu trợ người khó khăn, yếu thế…
Ngoài ra, hơn 400 quân nhân được chia thành 33 đội trên các quận, huyện, TP Thủ Đức lo hậu sự, tiếp nhận, tạm thờ cúng, chuyển tro cốt người tử vong vì Covid-19 đến từng gia đình với tinh thần “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Trải qua hơn 120 ngày giãn cách với nhiều cấp độ, TP HCM bắt đầu mở cửa từ ngày 1/10. Đến nay, TP HCM ghi nhận hơn 428.000 ca Covid-19, còn 10.988 bệnh nhân đang điều trị.
Đọc bài gốc tại đây.