Facebook bị kêu gọi xóa sổ Sau khi cựu quản lý Facebook kêu gọi nghị sĩ Mỹ "hành động ngay lập tức", một số chuyên gia cũng cho rằng cần xoá sổ mạng xã hội này. Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Bảo vệ Người tiêu dùng thuộc Thượng viện Mỹ ngày 5/10, Frances Haugen, cựu quản lý tại Facebook, cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới luôn chọn cách tối đa hóa lợi nhuận và kiểm soát lỏng lẻo các thông tin sai lệch. Đây được coi là sự kiện chấn động và những tiết lộ của Haugen có thể sẽ khiến Facebook ngày càng đánh mất niềm tin với người dùng và các nhà đầu tư thời gian tới. Cần xóa sổ Facebook "Đây là thời điểm then chốt nhằm thúc đẩy giới lập pháp Mỹ hành động và phê chuẩn đạo luật bảo vệ dữ liệu riêng tư thật sự. Đó là điều quan trọng nhất giới chức có thể làm vào lúc này để hạn chế tác hại từ Facebook. Trực tiếp quản lý thuật toán của họ rất khó, nhưng có thể ngăn Facebook tận dụng mọi dữ liệu thu thập được cho các thuật toán nội bộ", Evan Greer, Giám đốc tổ chức Fight for the Future, nêu quan điểm. Ông cho rằng mô hình kinh doanh mang tính theo dõi người dùng của Facebook không phù hợp với các quyền cơ bản của con người, cần thúc đẩy những chính sách hạn chế tổn hại như bảo vệ quyền riêng tư và áp đặt chống độc quyền, từ đó giải quyết mối đe dọa hiện hữu từ sức mạnh độc quyền của các tập đoàn Big Tech. "Cuối cùng chúng ta cần xóa sổ Facebook, hoặc khiến nó lỗi thời bằng các giải pháp thay thế phi tập trung và do cộng đồng xây dựng. Cần bảo đảm phương án đó có cơ hội cạnh tranh và dần thay thế những sản phẩm của Thung lũng Silicon hiện nay", ông nói.
Sau khi cựu quản lý Facebook kêu gọi nghị sĩ Mỹ "hành động ngay lập tức", một số chuyên gia cũng cho rằng cần xoá sổ mạng xã hội này.
Trong cuộc điều trần trước Tiểu ban Bảo vệ Người tiêu dùng thuộc Thượng viện Mỹ ngày 5/10, Frances Haugen, cựu quản lý tại Facebook, cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới luôn chọn cách tối đa hóa lợi nhuận và kiểm soát lỏng lẻo các thông tin sai lệch.
Đây được coi là sự kiện chấn động và những tiết lộ của Haugen có thể sẽ khiến Facebook ngày càng đánh mất niềm tin với người dùng và các nhà đầu tư thời gian tới.
Cần xóa sổ Facebook
"Đây là thời điểm then chốt nhằm thúc đẩy giới lập pháp Mỹ hành động và phê chuẩn đạo luật bảo vệ dữ liệu riêng tư thật sự. Đó là điều quan trọng nhất giới chức có thể làm vào lúc này để hạn chế tác hại từ Facebook. Trực tiếp quản lý thuật toán của họ rất khó, nhưng có thể ngăn Facebook tận dụng mọi dữ liệu thu thập được cho các thuật toán nội bộ", Evan Greer, Giám đốc tổ chức Fight for the Future, nêu quan điểm.
Ông cho rằng mô hình kinh doanh mang tính theo dõi người dùng của Facebook không phù hợp với các quyền cơ bản của con người, cần thúc đẩy những chính sách hạn chế tổn hại như bảo vệ quyền riêng tư và áp đặt chống độc quyền, từ đó giải quyết mối đe dọa hiện hữu từ sức mạnh độc quyền của các tập đoàn Big Tech.
"Cuối cùng chúng ta cần xóa sổ Facebook, hoặc khiến nó lỗi thời bằng các giải pháp thay thế phi tập trung và do cộng đồng xây dựng. Cần bảo đảm phương án đó có cơ hội cạnh tranh và dần thay thế những sản phẩm của Thung lũng Silicon hiện nay", ông nói.
Frances Haugen trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 5/10. Ảnh: Reuters
Theo dõi người dùng là phi đạo đức
"Những tiết lộ của Haugen là đòn nặng với Facebook. Chúng ta đã biết về vấn đề này từ lâu, nhưng cô ấy thay đổi hoàn toàn cuộc chơi khi công bố những tài liệu nội bộ cho thấy giới lãnh đạo Facebook đã được cảnh báo từ sớm về những vấn đề nghiêm trọng nhưng lại không có hành động phù hợp", Roger McNamee, nhà đầu tư Facebook và thành viên nhóm Real Facebook Oversight Board, nói.
Ông cũng cho rằng thực tế, việc ưu tiên lợi nhuận hơn an toàn cộng đồng không chỉ giới hạn với Facebook, mà còn ở nhiều doanh nghiệp khác. "Mô hình kinh doanh của Facebook áp dụng các biện pháp theo dõi người dùng và sử dụng dữ liệu để tác động đến hành vi, lựa chọn của chúng ta. Nó được Google tạo ra và đang hiện diện ở Amazon, Microsoft và nhiều công ty trong mọi lĩnh vực kinh tế. Các nhà quản lý cần dự báo những tác hại của chúng", McNamee cho hay.
Cuộc điều trần của Haugen được đánh giá là động lực thúc đẩy Quốc hội Mỹ hành động nhằm phê chuẩn các đạo luật về quyền riêng tư, an toàn cộng đồng và cạnh tranh.
"Trong vấn đề riêng tư, mọi người cần có quyền tự đưa quyết định mà không chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Hình thức theo dõi như của Facebook là phi đạo đức không khác gì sử dụng lao động trẻ em. Chúng ta cần những cơ quan kiểm soát công nghệ để bảo đảm sản phẩm an toàn, cùng chính sách chống độc quyền để hạn chế hệ lụy từ thế độc quyền của các doanh nghiệp", McNamee cho hay.
"Facebook là một trong những công ty tồi tệ nhất được thành lập", chuyên gia tài chính Michael Lee nhận xét tương tự trên Fox Business. "Tôi tin đó là một công ty độc ác, nhất là khi họ đã có những nghiên cứu nội bộ về việc nền tảng có thể gây hại cho nhiều người, trong đó có thanh thiếu niên, nhưng lại không có động thái thay đổi".
Không thống nhất về giải pháp
"Facebook đã chìm trong nhiều vấn đề từ khi ra đời gần 20 năm trước. Công ty này vẫn sống sót dù trải qua nhiều đợt điều tra, vì phần lớn mọi người đều hiểu vấn đề có tồn tại nhưng không thể thống nhất giải pháp xử lý", Gautam Hans, Giáo sư dự bị ngành luật tại Đại học Vanderbilt của Anh, cho biết.
Trong khi đó, theo Michael Lee, Facebook đã trở thành một công cụ chính trị ở nhiều nơi, nhưng lại không phải chịu bất kỳ hậu quả lớn nào. "Không ai làm gì được họ, họ đã trở nên quá mạnh và quá quyền lực", Lee nói.
Giới quản lý Mỹ đã đưa ra hàng loạt đề xuất, từ đạo luật về quyền riêng tư tới chống độc quyền nhằm giải quyết Điều 230 trong luật về Chuẩn mực Truyền thông của Mỹ, vốn bảo vệ những nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, YouTube khỏi các vụ kiện về nội dung.
"Tôi nghĩ Facebook sẽ vẫn sống sót, nó quá mạnh mẽ và bền bỉ. Thật khó tưởng tượng đến một thế giới không có Facebook, nhưng chắc chắn sẽ có sự thay đổi về cách nhìn nhận từ xã hội và cấu trúc của mạng xã hội này. Những công cụ rõ ràng nhất để kiểm soát Facebook cũng sẽ có nhiều hạn chế, nhưng giới lãnh đạo Facebook sẽ không thể mãi phớt lờ áp lực như hiện nay", Gautam Hans nói.
Điệp Anh (theo Guardian)
Facebook bị tố bỏ qua thông tin sai lệch vì lợi nhuận
Frances Haugen, cựu giám đốc sản phẩm của Facebook, tiết lộ nhiều tài liệu cho thấy mạng xã hội này vì lợi nhuận mà bỏ qua thông tin sai lệch.
"Điều tôi thấy ở Facebook nhiều lần là xung đột lợi ích giữa những gì tốt cho công chúng và những gì tốt cho họ. Họ hết lần này đến lần khác chọn cách tối ưu hóa lợi ích của chính mình, như kiếm nhiều tiền hơn", Haugen, 35 tuổi, nói với CBS ngày 3/10.
Một tháng trước, bà đã nộp ít nhất 8 đơn khiếu nại lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, tố Facebook che giấu nhiều thiếu sót của mình trước các nhà đầu tư và công chúng. Bà cũng chia sẻ tài liệu nội bộ với Wall Street Journal, trong đó cho thấy mạng xã hội lớn nhất thế giới đã nhận thức được vấn đề với các nền tảng của mình, như những tác động tiêu cực của thông tin sai lệch gây ra, đặc biệt là với người trẻ.
Trước khi gia nhập Facebook năm 2019, Haugen từng làm cho các công nghệ khác như Google và Pinterest. Bà sẽ điều trần trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ vào ngày 5/10. Chủ đề của phiên điều trần này là "Bảo vệ trẻ em trên mạng", tập trung vào tác động của Instagram đối với sức khoẻ tinh thần của người dùng nhỏ tuổi.
Frances Haugen, cựu giám đốc của Facebook, chia sẻ hàng nghìn trang tài liệu và nghiên cứu nội bộ của Facebook. Ảnh: CBS
Haugen cho biết: "Tôi sử dụng nhiều mạng xã hội. Về cơ bản, Facebook tệ hơn bất cứ thứ gì tôi thấy trước đây. Tới năm nay, tôi nhận ra mình phải đưa ra đủ bằng chứng để không ai có thể nghi ngờ điều đó là có phải sự thật hay không".
Trong khi đó, Lena Pietsch, người phát ngôn của Facebook, nói: "Mỗi ngày, đội ngũ kiểm duyệt của chúng tôi phải cân bằng giữa mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân của hàng tỷ người dùng và nhu cầu duy trì một môi trường an toàn và tích cực. Chúng tôi tiếp tục thực hiện các bước tiến đáng kể nhằm giải quyết vấn nạn lan truyền thông tin sai lệch và nội dung có hại".
Pietsch nhận xét cuộc phỏng vấn của Haugen là "sự thật không đầy đủ" và "sử dụng các tài liệu của công ty để kể một câu chuyện sai lệch về những nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện để cải thiện sản phẩm".
Haugen cho biết bà tin Mark Zuckerberg "không bao giờ muốn tạo ra một nền tảng đáng ghét, nhưng ông ấy lại cho phép nội dung thù địch và gây chia rẽ được truyền bá nhanh hơn và tiếp cận dễ dàng hơn".
Bà được Facebook tuyển dụng cách đây hai năm, chịu trách nhiệm xử lý thông tin sai lệch. Tuy nhiên, công ty giải thể nhóm quản lý thông tin sai lệch dân sự ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, khiến góc nhìn của bà về mạng xã hội này bắt đầu thay đổi.
"Về cơ bản, họ nói: Ồ tốt rồi, chúng ta đã vượt qua cuộc bầu cử, không có bạo loạn, giờ chúng ta có thể giải thể nhóm. Khi họ đưa ra quyết định đóng cửa, tôi có niềm tin chắc chắn rằng công ty sẽ không sẵn sàng đầu tư thực sự lâu dài vào những công cụ để giữ cho nền tảng an toàn", Haugen nói.
Trong khi đó, Guy Rosen, Phó chủ tịch quản lý sản phẩm của Facebook, chia sẻ trêên Twitter hôm 3/10 rằng công việc của đội quản lý thông tin sai lệch dân sự đã được phân bổ vào các bộ phận khác.
Theo Haugen, thuật toán của Facebook được thiết kế để hiển thị cho người dùng những nội dung mà họ nhiều khả năng sẽ tương tác nhất, nhưng cũng là thứ gây ra nhiều vấn đề.
"Facebook tối ưu hóa những nội dung thu hút được sự tham gia của người dùng. Nhưng nghiên cứu của chính công ty đã chỉ ra rằng nội dung gây thù hận, chia rẽ lại dễ dàng tạo ra cảm xúc mạnh hơn. Nếu họ thay đổi thuật toán an toàn hơn với người dùng, mọi người sẽ dành ít thời gian hơn trên nền tảng, ít nhấp vào quảng cáo hơn và công ty kiếm được ít tiền hơn", Haugen cho biết.
Facebook hôm 3/10 cho biết nền tảng của họ phụ thuộc vào việc "đưa mọi người đến gần nhau hơn" nhằm thu hút nhà quảng cáo, đồng thời nói rằng "bảo vệ cộng đồng quan trọng hơn việc tối đa hóa lợi nhuận".
Mark Zuckerberg là vấn đề lớn nhất của Facebook
Facebook đang đối mặt với nhiều bê bối và áp lực, nhưng có ý kiến cho rằng vấn đề lớn nhất của mạng xã hội này chính là CEO Zuckerberg.
"Tôi rất đồng cảm với Mark Zuckerberg. Ông ấy chưa bao giờ có ý định tạo ra một nền tảng gây thù hận, nhưng lại cho phép các lựa chọn với nội dung gây chia rẽ và thù hận tồn tại nhiều hơn, được tiếp cận nhiều hơn trên nền tảng của mình", Frances Haugen, từng là quản lý tại Facebook, nói với WSJ hôm 3/10.
Haugen chính là người đã điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 5/10, tố cáo công ty cũ về các chiến lược cực đoan và gây tổn hại đến cộng đồng.
Mark Zuckerberg trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 2019. Ảnh: Reuters
Theo đánh giá của Inc, Haugen vẫn "hào phóng" khi nhận xét về phong cách lãnh đạo của Zuckerberg. Bởi trên thực tế, ông gần như kiểm soát hoàn toàn công ty và "không cho phép lựa chọn được đưa ra".
Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ, Haugen nói Facebook đã tạo ra một hệ thống khuếch đại sự chia rẽ và cực đoan, cũng như chọn cách tối đa hóa lợi nhuận thay vì thực hiện các biện pháp kiểm duyệt và bảo vệ trên nền tảng của mình, nhất là đối với trẻ em. Bà không nhắm thẳng vào lãnh đạo của mình, nhưng cho rằng giới thượng tầng của mạng xã hội, mà ở đây là Zuckerberg, đã gây ra mọi vấn đề của hiện tại.
Một số nguồn nội bộ cho biết, Zuckerberg có phong cách lãnh đạo rất độc đoán, không thể bị lay chuyển khi đã đưa ra quyết định. Nếu cảm thấy điều gì không ổn, ông có thể thay đổi nó và không ai có thể can thiệp gì được.
Như nhiều nhà sáng lập khác, ông coi Facebook là "của mình". Thực tế, mạng xã hội của hiện tại đang hoạt động chính xác như Zuckerberg mong muốn. Điều đó dẫn đến một vấn đề quan trọng: mọi thăng trầm đều phụ thuộc vào một lãnh đạo.
"Chiến lược phụ thuộc lãnh đạo không hiếm trong môi trường doanh nghiệp. Họ có thể rất thành công trong việc đưa công ty tiến xa. Nhưng họ cũng không thể nhìn ra điểm mù khổng lồ từ những ý tưởng tốt nhất của họ", Inc bình luận.
Mark Zuckerberg luôn khẳng định Facebook là một nền tảng tốt đẹp, nơi để mọi người có thể chia sẻ mọi thứ. Ông mơ mộng về vùng đất mà mình tạo ra, nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Ngoài Haugen, không ít nhân viên cũ đã lên tiếng tố cáo Facebook thời gian qua. Họ nói mạng xã hội này biết rõ mức độ ảnh hưởng xấu đến thế giới, gây ra những thiệt hại tới người dùng ra sao, nhưng vẫn cố tình duy trì để vận hành cỗ máy sinh ra lợi nhuận cao.
Tương tự, theo The Guardian, mọi hành động của Facebook chủ yếu xuất phát từ Zuckerberg. Ông tự tin rằng mọi người có thể thấy các suy nghĩ của ông khó 'nuốt trôi', nhưng lại cần thiết để duy trì tính toàn vẹn của chính sách phát ngôn trên Facebook. Một số nhân viên từng thuyết phục ông nghĩ lại về chiến lược này, nhưng ông phớt lờ lời khuyên của họ.
Với những hành đông độc đoán, không ít lần các nhà đầu tư kêu gọi Zuckerberg rời vị trí điều hành. Theo hồ sơ của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) năm 2019, gần 68% các nhà đầu tư Facebook yêu cầu người đứng đầu mạng xã hội lớn nhất thế giới từ nhiệm. Dù tỷ lệ áp đảo, điều này mang lại rất ít tác dụng vì Zuckerberg kiểm soát đa số cổ phiếu có quyền biểu quyết trong công ty.
'Tâm thư' bị phản đối
Facebook đang gặp hai sự cố lớn liên tiếp: các dịch vụ của mạng xã hội ngừng kết nối hôm 4/10 và việc quản lý cũ Haugen điều trần trước Thượng viện Mỹ nhằm chống lại Facebook hôm 5/10.
Mark Zuckerberg sau đó đã viết một "tâm thư" dài trên trang cá nhân. Ông phủ nhận toàn bộ các cáo buộc mà Haugen đề cập về ưu tiên lợi nhuận để gây tác hại cho cộng đồng.
"Lập luận rằng chúng tôi cố tình ưu tiên nội dung khiến mọi người tức giận, từ đó thu lợi nhuận là phi logic. Chúng tôi kiếm tiền từ quảng cáo và nhà quảng cáo cũng luôn nói với chúng tôi rằng họ không muốn nội dung của mình gắn với các bài viết gây phẫn nộ", ông viết.
Ông cũng phủ nhận các cáo buộc liên quan đến việc Instagram dung túng cho các nội dung gây hại đến trẻ vị thành niên, cũng như đưa ra ví dụ về Messenger Kids là nền tảng an toàn với trẻ em. Cuối bài, ông tỏ ý đồng cảm với nhân viên của mình, cả với những người đã đánh giá sai về công ty, đồng thời mong muốn họ tiếp tục làm những điều đúng đắn hơn để cải thiện các nền tảng.
Dù vậy, ở phần bình luận, nhiều người nghi ngờ lời nói của Zuckerberg. "Có ai kiểm chứng sự thật những gì ông nói hay không?", một tài khoản bình luận và nhận gần 10.000 lượt thích. "Tin giả vẫn lan tràn, ông không kiểm soát nổi. Hành vi quấy rối và bắt nạt vẫn tồn tại, tôi chứng kiến hàng ngày. Tôi phát ngán với các ý kiến ông nói nhưng không làm", một tài khoản khác nêu.
Một số người thậm chí cho rằng những lời CEO này đưa ra là dối trá và khẳng định sẽ sớm rời nền tảng vì những tiêu cực mà mạng xã hội gây ra. Chỉ số ít cho biết ủng hộ Zuckerberg.
"Mỗi khi Zuckerberg nói về việc trao cho mọi người sức mạnh xây dựng cộng đồng, hãy nhớ ông ấy mới thực sự nắm giữ quyền lực khi nói đến Facebook. Và khi mọi người cố gắng hành động, ông ta sẽ dùng sức mạnh của mình để kiểm soát", Inc đánh giá. "Đó chính xác là lý do tại sao Mark Zuckerberg lại là vấn đề lớn nhất của Facebook".
Giới trẻ không ưa Facebook
Khảo sát mới cho thấy Facebook và Twitter là những nền tảng mạng xã hội ít được yêu thích nhất của thanh thiếu niên.
Công ty đầu tư tài chính Piper Sandler đã thực hiện khảo sát với 10.000 thanh thiếu niên Mỹ về các thương hiệu và dịch vụ yêu thích.
Theo kết quả được công bố hôm 6/10, 81% thanh thiếu niên Mỹ cho biết đang sử dụng Instagram – tỷ lệ cao nhất trong số 6 nền tảng được đề cập đến. Trong khi đó, 77% đang dùng Snapchat và 73% dùng TikTok.
Ngược lại, chỉ 27% số người được hỏi nói đang sử dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook và 38% dùng Twitter.
Dù phổ biến nhất trong giới trẻ, Instagram lại không phải là dịch vụ được yêu thích nhất. Nền tảng do Facebook sở hữu đứng thứ ba với 22%, còn Snapchat dẫn đầu với 35%, tiếp đến là TikTok với 30%.
Đặc biệt, chỉ 2% số người tham gia khảo sát nói Twitter và Facebook ứng dụng yêu thích của họ. Đây là tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay, theo Piper Sandler.
Facebook và Twitter không được giới trẻ Mỹ yêu thích. Ảnh: Martech
Piper Sandler đánh giá Twitter là nền tảng phù hợp hơn đối với các chính trị gia, nhà báo và người nổi tiếng. Nhóm người dùng phổ biến trên Facebook cũng là người trưởng thành. Trong khi đó, giới trẻ Mỹ chuộng các mạng xã hội chia sẻ ảnh và video như TikTok và Instagram hơn.
Facebook mua lại Instagram vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD – thương vụ gây nhiều tranh cãi với cáo buộc là "mua bán để ngăn chặn sự cạnh tranh". Nền tảng này cũng bị phản đối những ngày gần đây, sau khi một cựu quản lý Facebook là Frances Haugen công khai các tài liệu cho thấy cách hoạt động của Instagram gây tác động xấu đến trẻ vị thành niên, đặc biệt là giới nữ
Trong khi đó, TikTok xuất hiện tại Mỹ từ 2018 và nhanh chóng trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất tại đây vào tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên, nó cũng gặp không ít rắc rối, như từng bị cựu Tổng thống Mỹ đưa vào danh sách đen vì coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Tuy nhiên, hồi tháng 6, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã hủy sắc lệnh dưới thời Donald Trump, cho phép ứng dụng của ByteDance tiếp tục hoạt động tại Mỹ.
Facebook, Twitter không phạm sai lầm năm 2016
Facebook, Twitter, YouTube được đánh giá đã kiểm soát tốt thông tin sai lệch về bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, không đi vào "vết xe đổ" của 2016.
Khi bầu cử Tổng thống Mỹ bắt đầu, một làn sóng thông tin sai lệch đã xuất hiện trên mạng xã hội và kịch bản này được đánh giá là tương tự năm 2016. Tuy nhiên, các nền tảng đã rút ra bài học cách đây bốn năm và có các biện pháp xử lý tốt hơn.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, YouTube đã xử lý thách thức có từ năm 2016 vào năm 2020 như thế nào.
Các mạng xã hội đã không đi theo "vết xe đổ" năm 2016 khi giải quyết được vấn đề tin giả và can thiệp từ nước ngoài vào bầu cử Mỹ. Ảnh: The Verge.
Cách đây bốn năm, mạng xã hội được cho là một trong những nguyên nhân giúp Trump thắng cử Tổng thống Mỹ. Kết quả này cũng là yếu tố đánh giá lại tác động của các nền tảng công nghệ đối với dư luận, thúc đẩy các cơ quan quản lý và doanh nghiệp trên toàn thế giới, định hình lại chính sách và nỗ lực kiểm duyệt nội dung.
Có hai vấn đề lớn xuất hiện ngay sau năm 2016. Đầu tiên là tin giả – những câu chuyện sai lệch được xuất bản bởi những người hoạt động chính trị hoặc có mục đích chính trị – lấn át Facebook. Những câu chuyện này thường được "thêu dệt" để gây chú ý hơn so với những tin tức chính thống, qua đó tạo ra hàng triệu tương tác trong suốt chiến dịch tranh cử của hai ứng viên – khi đó là Donald Trump và Hillary Clinton. Một nghiên cứu sau đó cho thấy tin giả có thể không thay đổi nhiều về phiếu bầu, nhưng nó khiến sự phân cực ở Mỹ diễn ra nhanh hơn.
News Feed – trung tâm hiển thị nội dung của người dùng Facebook – trong một thời gian dài là "ngôi nhà" cho những trò lừa bịp và thư rác. Với thuật toán hiển thị các nội dung nhiều tương tác khi đó, không ít người đã tạo các nội dung thu hút mang tính định hướng chính trị, hoặc các liên kết dẫn đến nội dung này.
Tuy nhiên, trong 2020, News Feed đã có rất nhiều thay đổi. Facebook giờ đây ưu tiên hiển thị các bài đăng từ bạn bè nhiều hơn, hạn chế chia sẻ liên kết, cũng như thêm nhãn cảnh báo vào các câu chuyện chưa được xác thực hoặc gây tranh cãi.
News Feed giờ đây không còn "hiếu khách" với những người đăng nội dung "giật gân", gây chia rẽ hoặc xung đột đảng phái. Năm 2020, tin giả vẫn xuất hiện, nhưng nó không còn tác động quá lớn vào quyết định bầu cử như năm 2016.
Theo NPR, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, thông tin sai lệch được lan truyền nhiều hơn qua cuộc gọi điện thoại, tin nhắn văn bản và email hơn là qua mạng xã hội. Điều đó cho thấy, kẻ xấu ngày càng thấy Facebook và Twitter giờ là nơi đắt đỏ hoặc tốn nhiều thời gian để phát tán các trò lừa bịp, trong khi hiệu quả mang lại hạn chế hơn những năm trước.
Đó thực sự là tin tốt. Nhưng tin xấu là Facebook vẫn chưa phải là một môi trường có thông tin lành mạnh. Theo ghi nhận của nhà báo Kevin Roose của New York Times, những câu chuyện "dụ dỗ" người dùng mang tính bảo thủ vẫn chiếm ưu thế trên Facebook trong những ngày đầu bầu cử. Facebook lập luận rằng, những tương tác đó không phản ánh chính xác những gì mọi người nhìn thấy trên News Feed, nhưng không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào thể hiện điều đó. "Liệu những tin tức phổ biến trên Facebook có xu hướng đảng phái hay không? Về cơ bản, mọi thứ vẫn là dấu chấm hỏi", Roose nói.
Vấn đề lớn thứ hai xuất hiện trên Facebook năm 2016 là sự can thiệp của nước ngoài vào nền tảng này. Theo một số nguồn tin, một tổ chức có tên "Cơ quan nghiên cứu Internet" (IRA) được cho là có liên hệ mật thiết với chính phủ Nga đã tìm cách gieo rắc sự chia rẽ khi bầu cử Tổng thống Mỹ cách đây bốn năm, bằng cách sử dụng các tài khoản giả mạo để quảng bá việc một số bang của Mỹ sắp ly khai, nạn phân biệt chủng tộc hay lan truyền tin giả về biểu tình. Đây được xem là một phần trong chiến dịch lớn hơn của Điện Kremlin nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử.
Sau thời điểm này, Facebook đã cố gắng khắc phục bằng cách tuyển dụng các nhóm tập trung vào mục tiêu gọi là "tính toàn vẹn của nền tảng". Tính đến cuối 2018, nhóm này đã tăng lên hơn 30.000 người, gồm các nhân viên kiểm duyệt toàn thời gian của Facebook và thuê từ công ty bên thứ ba. Trong số này, có cả những cựu nhân viên của cơ quan tình báo Mỹ giúp sức.
Kết quả, Facebook đã hạn chế rất nhiều nội dung sai sự thật từ bên ngoài. Đến tháng 9, công ty cho biết đã gỡ bỏ hàng chục chiến dịch tung tin giả mới từ IRA. Một lần nữa, đây là tin tốt.
Thế nhưng đến 2020, các hoạt động từ nước ngoài không còn ảnh hưởng nhiều đến người Mỹ, thay vào đó là các vấn đề trong nước. Khi cuộc bầu cử đang diễn ra và chưa có kết quả, Tổng thống Trump liên tục đăng hàng loạt thông tin gây "nhiễu", chẳng hạn ông yêu cầu việc kiểm phiếu phải dừng lại, hay khẳng định một cách vô căn cứ rằng ông là nạn nhân của gian lận.
Clint Watts, một cựu đặc vụ FBI chuyên theo dõi thông tin sai lệch của nước ngoài, nói với NBC: "Những gì mà Tổng thống nói về Nga, Iran hay Trung Quốc giờ đây có thể nói là hoang đường. Chúng tôi không thể nói rằng lần này Nga, Iran hay Trung Quốc can thiệp đáng kể bào bầu cử nữa. Lần này, họ cũng không viết tin giả, bởi chúng ta đã tự tạo rất nhiều tin giả cho riêng mình".
Facebook, Twitter và cả YouTube đang chống chọi vấn đề tin giả và các cuộc chống phá có mục đích từ nước ngoài, nhưng tần suất và quy mô không như 2016. Giờ đây, vấn đề chính là họ cần phải đối phó với những thông tin đưa ra từ lãnh đạo chính trị hoặc đảng phái trong nước.
Gần đây Twitter và Facebook liên tục dán nhãn cảnh báo những nội dung do Trump đăng tải. YouTube kiểm soát ít hơn. "Thông điệp sai lệch của Trump lan rộng là một chiến lược chính trị hiệu quả", một chuyên gia nhận xét. "Nếu bạn cứ nói dối liên tục và nó được hỗ trợ bởi một mạng lưới truyền thông nào đó, bạn vẫn được một lượng lớn người theo dõi".
Năm 2020, nạn tin giả và các hoạt động nước ngoài không còn tác động quá nhiều đến bầu cử Mỹ. Tuy vậy, thông tin sai lệch từ các đảng phái và chính trị gia dường như trở thành vấn đề lớn mà những mạng xã hội như Facebook và Twitter phải "căng mình" giải quyết. Về mặt này, 2016 và 2020 không khác nhau nhiều.
Hơn 40 bang của Mỹ sắp kiện Facebook
Một nhóm các bang của Mỹ do tiểu bang New York dẫn đầu đang lên kế hoạch kiện Facebook về các hành vi độc quyền.
Cụ thể, sẽ có hơn 40 bang tham gia vụ kiện nhằm vào mạng xã hội của Mark Zuckerberg. Đây được xem là vụ kiện lớn thứ hai chống lại một công ty nằm trong "Big Tech" năm nay, sau đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm vào Google.
Facebook từ chối bình luận. Tổng chưởng lý của tiểu bang New York cũng chưa đưa ra ý kiến gì.
Facebook sắp đối mặt với đơn kiện tập thể từ hơn 40 bang của Mỹ. Ảnh: AFP.
Cũng theo nguồn tin, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) có thể là cơ quan đại diện để nộp đơn kiện lên tòa án quận Mỹ. Nội dung đơn không được tiết lộ. Đối với những đơn kiện chống độc quyền hướng vào Facebook trước đây, những người khởi kiện thường nhắm đến việc mạng xã hội lớn nhất thế giới tìm cách thâu tóm các đối thủ tiềm năng với giá cao, chẳng hạn việc mua Instagram năm 2012 hay WhatsApp vào 2014.
Trong những phiên điều trần trước, Zuckerberg thường lập luận rằng Facebook luôn phải đối mặt với một loạt đối thủ cạnh trên thị trường, bao gồm những hãng công nghệ tên tuổi. Ông cũng bảo vệ các thương vụ mua bán của mình, trong đó nhấn mạnh việc mua bán đã giúp các công ty nhỏ với quy mô không đáng kể trở thành doanh nghiệp lớn mạnh.
Bộ Tư pháp Mỹ và FTC bắt đầu điều tra chống độc quyền đối với bốn công ty công nghệ lớn là Facebook, Apple, Amazon và Google từ năm 2019. Trong số này, Google và Facebook bị "để ý" nhiều nhất.
Hơn 40 bang của Mỹ sắp kiện Facebook
Một nhóm các bang của Mỹ do tiểu bang New York dẫn đầu đang lên kế hoạch kiện Facebook về các hành vi độc quyền.
Cụ thể, sẽ có hơn 40 bang tham gia vụ kiện nhằm vào mạng xã hội của Mark Zuckerberg. Đây được xem là vụ kiện lớn thứ hai chống lại một công ty nằm trong "Big Tech" năm nay, sau đơn kiện của Bộ Tư pháp Mỹ nhằm vào Google.
Facebook từ chối bình luận. Tổng chưởng lý của tiểu bang New York cũng chưa đưa ra ý kiến gì.
Facebook sắp đối mặt với đơn kiện tập thể từ hơn 40 bang của Mỹ. Ảnh: AFP.
Cũng theo nguồn tin, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) có thể là cơ quan đại diện để nộp đơn kiện lên tòa án quận Mỹ. Nội dung đơn không được tiết lộ. Đối với những đơn kiện chống độc quyền hướng vào Facebook trước đây, những người khởi kiện thường nhắm đến việc mạng xã hội lớn nhất thế giới tìm cách thâu tóm các đối thủ tiềm năng với giá cao, chẳng hạn việc mua Instagram năm 2012 hay WhatsApp vào 2014.
Trong những phiên điều trần trước, Zuckerberg thường lập luận rằng Facebook luôn phải đối mặt với một loạt đối thủ cạnh trên thị trường, bao gồm những hãng công nghệ tên tuổi. Ông cũng bảo vệ các thương vụ mua bán của mình, trong đó nhấn mạnh việc mua bán đã giúp các công ty nhỏ với quy mô không đáng kể trở thành doanh nghiệp lớn mạnh.
Bộ Tư pháp Mỹ và FTC bắt đầu điều tra chống độc quyền đối với bốn công ty công nghệ lớn là Facebook, Apple, Amazon và Google từ năm 2019. Trong số này, Google và Facebook bị "để ý" nhiều nhất.
-
- Số hóa
- Sản phẩm
- Thị trường
Thứ bảy, 9/10/2021, 08:00 (GMT+7)
Đại lý 'xả hàng' iPhone 12 mini
iPhone 12 mini hiện có giá dưới 15 triệu đồng, sau khi nhiều cửa hàng chấp nhận bán rẻ để đón iPhone 13 sắp về.
Tại các hệ thống như ShopDunk, Hoàng Hà Mobile, iPhone 12 mini bản 64 GB được rao ở mức 14,9 triệu đồng. Nếu áp dụng một số chương trình khuyến mãi, như thu cũ đổi mới, sản phẩm còn khoảng dưới 14 triệu đồng. Ở một số đại lý khác như Thế Giới Di Động, FPT Shop, CellphoneS, sản phẩm có giá từ 15,6 triệu đến 16,5 triệu đồng, giảm hơn 2 triệu đồng so với tháng 9.
Đây là lần đầu tiên mẫu máy này hạ dưới mức 15 triệu đồng, thấp nhất kể từ khi được công bố vào tháng 11/2020. So với giá ở thời điểm ra mắt, iPhone 12 mini đã giảm khoảng 6 triệu đồng, tiệm cận mức giá tại thị trường Mỹ là 599 USD (13,7 triệu đồng).
Trong bộ bốn iPhone 12, 12 mini cũng là mẫu máy được giảm giá nhiều nhất tại Việt Nam đợt này.
iPhone 12 mini (trái) có kích thước ngang iPhone SE. Ảnh: Lưu Quý
Theo ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellphoneS, 12 mini là mẫu máy có lượng hàng dư dả nhất hiện nay, do trước đây phiên bản này ít được chuộng. Trong khi đó, những mẫu iPhone còn lại đang khan hàng, thậm chí có thể tăng giá.
Việc "xả hàng" iPhone 12 mini còn nhằm dọn chỗ cho loạt iPhone 13. "iPhone 13 mini dự kiến được bán ở phân khúc của 12 mini trước đây, vì vậy phải giảm giá mẫu máy ra đời trước", ông Phạm Tuấn Anh, đại diện ShopDunk, cho biết.
Việc hạ giá cũng mang đến cho người dùng thêm lựa chọn mới trong phân khúc iPhone 15 triệu đồng.
Theo ông Tuấn Anh, phân khúc này trước đây hai mẫu bán tốt là iPhone 11 và iPhone XR. Tuy nhiên, hiện cả hai sản phẩm đều hết hàng. iPhone 12 mini trở thành lựa chọn tốt nhất trong phân khúc, vì vậy các cửa hàng cũng điều chỉnh giá để cạnh tranh với nhau.
Thực tế sau khi giảm, iPhone 12 mini trở thành một trong những sản phẩm bán chạy tại các đại lý. ShopDunk cho biết "đã bán hết hàng tồn và đang nhập lô hàng mới về". Tỷ trọng bán iPhone 12 mini trong tuần qua tại CellphoneS đạt mức 20% tổng doanh số iPhone, dù trước đây mẫu này chỉ đạt khoảng 2-5%.
Dù ít được chuộng tại Việt Nam do màn hình nhỏ, pin thời lượng thấp, trong bối cảnh iPhone khan hàng, bản 12 mini vẫn được nhiều người lựa chọn. Máy có thiết kế vuông kiểu mới, không khác nhiều so với iPhone 13, kết nối 5G và chip Apple A14 Bionic.
Theo một số cửa hàng, iPhone 12 mini chỉ bán tốt vì các phiên bản iPhone còn lại khan hàng. Tình trạng này có thể thay đổi trong thời gian tới iPhone 13 sẽ được bán tại Việt Nam từ ngày 22/10.
Tôi đã gỡ facebook từ lâu, 1 tuần vào 1 2 lần để cập nhật tin tức bạn bè. Tôi cũng k dùng ig hay tiktok nữa vì tôi thấy các ứng dụng này gây nghiện, rất tốn thời gian. Bây giờ chủ yếu tôi dùng spotify để nghe nhạc và 1 app sách nói để nghe sách. Cuộc sống của tôi đã cải thiện rất nhiều. Kiet Huynhfacebook 1 năm chắc vô 1,2 lần chỉ dùng để nhắn tin,facebook toàn úp những thứ nhảm nhí và thu thập thông tin cá nhân và nghe lén người dùng,lúc trước tôi và bạn tôi đang uống cafe đang nói tìm kiếm mua hộp xoay đồng hồ thế là 2 giờ sau về nhà vừa mở Facebook lên toàn giới thiệu hộp đồng hồ chứng tỏ là nghe lén mà lúc đó tôi đang dùng samsung note với iphone luôn ấy,nên không cần thiết thì xóa Facebook luôn cũng được,giờ xem video ngắn gọn thì có tiktok,làm việc thì có wechat zalo rồi,còn Twister là gì tôi chưa bao giờ sử dụng và cũng chẵng quan tâm,ứng dụng của mỹ cũng thu thập thông tin nghe lén ghê gớm nhiều lúc hack tài khoản ngân hàng thì nguy facebook 1 năm chắc vô 1,2 lần chỉ dùng để nhắn tin,facebook toàn úp những thứ nhảm nhí và thu thập thông tin cá nhân và nghe lén người dùng,lúc trước tôi và bạn tôi đang uống cafe đang nói tìm kiếm mua hộp xoay đồng hồ thế là 2 giờ sau về nhà vừa mở Facebook lên toàn giới thiệu hộp đồng hồ chứng tỏ là nghe lén mà lúc đó tôi đang dùng samsung note với iphone luôn ấy,nên không cần thiết thì xóa Facebook luôn cũng được,giờ xem video ngắn gọn thì có tiktok,làm việc thì có wechat zalo rồi,còn Twister là gì tôi chưa bao giờ sử dụng và cũng chẵng quan tâm,ứng dụng của mỹ cũng thu thập thông tin nghe lén ghê gớm nhiều lúc hack tài khoản ngân hàng thì nguy mạng xã hội nào cũng là mạng xã hội, chủ yếu để giải trí, kết nối người thân, theo tôi fb chỉ là kết nối người thân, ít dùng, tik tok, youtube dùng để giải trí, telegram dùng cho công việc, cái nào cũng có lợi, chỉ cái là fb tuy ít nhưng là cái phải có, những cái khác có hay ko không quan trọng, cũng có cái khác thay thế ! fb nó là nền tảng kết nối bạn bè rồi chứ không phải là chỉ đơn giản mxh nữa ! Fb là sàn thương mại, Inst là chốn khoe thân, chả có cái mạng Xh nào là tốt đẹp… Mình đã gỡ Facebook ko dùng – từ lúc giãn cách đến giờ. Lý do mình trả lời khi bạn mình hỏi vì sao, là vì Facebook hiện tại quá độc hại. Từng câu nói từng tin nhắn mà chúng ta nhắn, nói ra, đều là nội dung quảng cáo sẽ phựt ra đầy màn hình. Và tin tức không đúng sự thật lan truyền khắp nơi. Mình đã gỡ Facebook ko dùng – từ lúc giãn cách đến giờ. Lý do mình trả lời khi bạn mình hỏi vì sao, là vì Facebook hiện tại quá độc hại. Từng câu nói từng tin nhắn mà chúng ta nhắn, nói ra, đều là nội dung quảng cáo sẽ phựt ra đầy màn hình. Và tin tức không đúng sự thật lan truyền khắp nơi. Giãn cách mà gỡ Facebook ra thật sự là quyết định siêu đúng đắn của tôi, tâm trí nhẹ nhàng hẳn đi mà sống cùng dịch bệnh. Mình đã gỡ Facebook ko dùng – từ lúc giãn cách đến giờ. Lý do mình trả lời khi bạn mình hỏi vì sao, là vì Facebook hiện tại quá độc hại. Từng câu nói từng tin nhắn mà chúng ta nhắn, nói ra, đều là nội dung quảng cáo sẽ phựt ra đầy màn hình. Và tin tức không đúng sự thật lan truyền khắp nơi. Giãn cách mà gỡ Facebook ra thật sự là quyết định siêu đúng đắn của tôi, tâm trí nhẹ nhàng hẳn đi mà sống cùng dịch bệnh. Bạn tôi hỏi vậy rồi tin tức thì sao, giải trí thì sao!? Tôi trả lời Đã có báo chí chính thống, đã có Youtube, Netflix. Dù không app nào tốt hơn app nào, nhưng đỡ hơn là chúng ta được lựa chọn những gì chúng ta muốn xem, khác với bị ép buộc phải xem như Facebook (Suggestion phựt liên tục) Vi phạm H Hảo nguyen chúc facebook sớm về với yahoo 5Trả lờiChia sẻ16h trướcVi phạm P paulmccartney08500 Đối với tôi, Twitter là nhất 5Trả lờiChia sẻ21h trướcVi phạm 1 trả lờiN Nguyễn Nam Anh Mình phản đối Facebook vì họ đã thu thập thông tin và theo dõi người dùng quá mức, điều đó mình không thích 1Trả lờiChia sẻ3h trướcVi phạm M Mr.Bi Tôi lại thích dụng facebook, chủ yếu xem video vui để giải trí, tôi cũng tham gia các page hài hước để giảm tải căng thẳng sau những giờ làm mệt mỏi. 1Trả lờiChia sẻ13h trước huy nguyen Fb là sàn thương mại, Inst là chốn khoe thân, chả có cái mạng Xh nào là tốt đẹp… 102Trả lờiChia sẻ21h trướcVi phạm 8 trả lờiN Nhật Minh Mình đã gỡ Facebook ko dùng – từ lúc giãn cách đến giờ. Lý do mình trả lời khi bạn mình hỏi vì sao, là vì Facebook hiện tại quá độc hại. Từng câu nói từng tin nhắn mà chúng ta nhắn, nói ra, đều là nội dung quảng cáo sẽ phựt ra đầy màn hình. Và tin tức không đúng sự thật lan truyền khắp nơi. Giãn cách mà gỡ Facebook ra thật sự là quyết định siêu đúng đắn của tôi, tâm trí nhẹ nhàng hẳn đi mà sống cùng dịch bệnh. Bạn tôi hỏi vậy rồi tin tức thì sao, giải trí … 83Trả lờiChia sẻ20h trướcVi phạm 11 trả lờiP Pham Thien Hội những người không sử dụng facebook thấy có hơn 100k thành viên )) 53Trả lờiChia sẻ19h trướcVi phạm 1 trả lờiP Phiêu Lãng Tôi đã gỡ facebook từ lâu, 1 tuần vào 1 2 lần để cập nhật tin tức bạn bè. Tôi cũng k dùng ig hay tiktok nữa vì tôi thấy các ứng dụng này gây nghiện, rất tốn thời gian. Bây giờ chủ yếu tôi dùng spotify để nghe nhạc và 1 app sách nói để nghe sách. Cuộc sống của tôi đã cải thiện rất nhiều. 31Trả lờiChia sẻ19h trướcVi phạm 1 trả lờiK Kiet Huynhfacebook 1 năm chắc vô 1,2 lần chỉ dùng để nhắn tin,facebook toàn úp những thứ nhảm nhí và thu thập thông tin cá nhân và nghe lén người dùng,lúc trước tôi và bạn tôi đang uống cafe đang nói tìm kiếm mua hộp xoay đồng hồ thế là 2 giờ sau về nhà vừa mở Facebook lên toàn giới thiệu hộp đồng hồ chứng tỏ là nghe lén mà lúc đó tôi đang dùng samsung note với iphone luôn ấy,nên không cần thiết thì xóa Facebook luôn cũng được,giờ xem video ngắn gọn thì có … 27Trả lờiChia sẻ20h trướcVi phạm 4 trả lờiN Nguyen Loc Không hổ danh Facebook là mạng xã hội của người già. 12Trả lờiChia sẻ18h trướcVi phạm V vunguyen464301 mạng xã hội nào cũng là mạng xã hội, chủ yếu để giải trí, kết nối người thân, theo tôi fb chỉ là kết nối người thân, ít dùng, tik tok, youtube dùng để giải trí, telegram dùng cho công việc, cái nào cũng có lợi, chỉ cái là fb tuy ít nhưng là cái phải có, những cái khác có hay ko không quan trọng, cũng có cái khác thay thế ! fb nó là nền tảng kết nối bạn bè rồi chứ không phải là chỉ đơn giản mxh nữa ! 7Trả lờiChia sẻ20h trướcVi phạm H Hảo nguyen chúc facebook sớm về với yahoo 5Trả lờiChia sẻ16h trướcVi phạm P paulmccartney08500 Đối với tôi, Twitter là nhất 5Trả lờiChia sẻ21h trướcVi phạm 1 trả lờiN Nguyễn Nam Anh Mình phản đối Facebook vì họ đã thu thập thông tin và theo dõi người dùng quá mức, điều đó mình không thích 1Trả lờiChia sẻ3h trướcVi phạm M Mr.Bi Tôi lại thích dụng facebook, chủ yếu xem video vui để giải trí, tôi cũng tham gia các page hài hước để giảm tải căng thẳng sau những giờ làm mệt mỏi. 1Trả lờiChia sẻ13h trước