BẠN ĐÃ HIỂU VỀ MỐI CHƯA ?
Loại mối nào nguy hại nhất? nhận biết chúng ra sao?
Mỗi đối tượng; nhà cửa, kho tàng; đê đập và cây… bị các loài mối gây hại ở mức độ khác nhau. Riêng với nhà cửa, kho tàng ở nước ta thì mức độ gây hại nghiêm trọng nhất thuộc về các loài mối thuộc giống coptotermes (còn gọi là mối gỗ ẩm), tiếp theo là các loài thuộc nhóm mối đất, tập trung trong 2 giống Odontotermes và Macrotermes, cuối cùng là nhóm mối gỗ khô, thuộc giống Cryptotermes.
Các loài mối coptotermes làm tổ ngầm trong nền móng công trình, trong cây, hoặc kết cấu khác của công trình, đường mui chủ yếu là đơn lẻ, chúng hoạt động ở nhiều tầng cao thấp khác nhau của công trình.
Các loài mối đất chỉ làm tổ trong đất, trong tổ luôn có vườn nấm Termitomyces, chúng kiếm ăn chủ yếu ở tầng 1, đường mui thường phủ kín thành lớp trên bề mặt cấu kiện gỗ.
Các loài mối gỗ khô chỉ làm tổ trong các cấu kiện gỗ, số lượng cá thể của một tổ thường chỉ có vài trăm con. Phân thải ra có dạng hạt cải.
MỐI CHÚA SINH SẢN
MỐI CHÚA SINH SẢN
MỐI THỢ GÂY HẠI NHẤT THẾ GIỚI
MỐI THỢ GÂY HẠI NHẤT THẾ GIỚI
MỐI CHÚA SINH SẢN ?
Mối chúa quả là một cỗ máy đẻ thực sự. Cả quãng đời trưởng thành của nó được dành cho việc đẻ trứng, với nhịp độ hơn một quả trong 1 phút.
Mối thường sống thành những tập đoàn lớn. Một số xây tổ ở rất cao. Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối chúa) sống ở trung tâm của tổ.
Mối chúa trưởng thành có một cơ thể khổng lồ giống như khúc dồi, chiều dài 10 cm, và thực sự là cỗ máy đẻ. Đôi khi nó còn đẻ tới hơn 30 trứng trong một phút. Nó không thể cử động và được các mối thợ, dài khoảng 4 cm chăm sóc, nuôi dưỡng.
Mối chúa bắt đầu cuộc đời của mình như một con cái giống với những chiếc cánh. Cùng với nhiều con cái khác và những con đực có cánh, nó bay khỏi tổ, nơi nó đã sinh ra. Đó là sự chia đàn. Nó hạ cánh ở một nơi nào đó, hai cánh tiêu biến và kết đôi với một con đực. Như vậy, chúng đã tạo ra một tập đoàn mới.